Quy trình chống thâm sàn mái
Quy trình chống thấm sàn mái cho độ bền trên 20 năm
Chống thấm sàn mái là một hạng mục rất quan trọng trong xây dựng tổng thể một ngôi nhà, là khu vực tiếp xúc trực tiếp các yếu tố khí hậu thời tiết bên ngoài. Mái nhà là nơi có nguy cơ bị thấm dột hàng đầu của ngôi nhà, dưới dự tác động trực tiếp của thời tiết ( mưa, nước sinh hoạt, nhiệt độ thay đổi đột ngột, tia cực tím….) ngoài ra còn chịu tác động của các cấu kiện lắp đặt trên mái dẫn đến các hiện tượng nứt gẫy…
Hiện tượng thấm sàn mái và khu vực sàn ngoài trời dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho chủ nhân của ngôi nhà. Đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của công trình cũng như điều kiện làm việc của các cấu kiện trong kết cấu ngôi nhà. Ngoài ra còn hảnh hưởng trực tiếp đến nội thất và cuộc sống của chủ nhân bên trong ngôi nhà, như gây ra hiện tượng thấm dột, loang lỗ các vết sơn, gây ẩm mốc ảnh hưởng trưc tiếp đến đến sức khỏe và tâm lý của chủ nhân ngôi nhà.
Chống thấm sàn mái – một số nguyên nhân:
- Thiết kế kết cấu sàn mái chưa đảm bảo: thiếu thép, mác bê tông, chiều dầy bê tông không đảm bảo…
- Quá trình thi công mái chưa đảm bảo: thép đặt sai, bê tông đầm không đồng nhất, bảo dưỡng bê tông chưa đảm bảo, tháo cốt pha sớm, thi công trên mái khi cường độ bê tông chưa đảm bảo…
- Việc chủ quan và không coi trọng công việc chống thấm của chính bản thân chủ nhân ngôi nhà, dẫn tới bỏ qua hoặc làm nhưng mang tính tự phát
- Sử dụng vật liệu chống thấm mái chưa đảm bảo: sử dụng vật liệu chống thấm chưa phù hợp, sai biện pháp quy trình thi công chống thấm sàn mái
- Quá trình thi công chống thấm sàn mái chưa đảm bảo: các quy trình đưa ra chưa có giám sát phù hợp, thợ thi công thiếu kinh nghiêm…
Giải pháp chống thấm sàn mái, sân tượng, khu vực ngoài trời.
AHA Việt Nam là đơn vị kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chống thấm – Lấy “ Một công trình! Một sự chăm sóc “, Công ty Chúng tôi đã dần khẳng định thương hiệu và vị thế của mình đối trong lĩnh vực chống thấm với khách hàng, chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thiết kế trong và ngoài nước. Chúng tôi rất tự tin trong lĩnh vực mà chúng tôi cung cấp và hoạt động.
Biện pháp thi công chống thấm sàn mái
Dựa theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật khác nhau để lựa chọn các biện pháp cũng như quy trình phù hợp cho từng công trình và hạng mục. Hiện nay với công nghệ hiện đại và các vật liệu chống thấm chất lượng hoàn toàn có thể đáp ứng được hầu hết yêu cầu trong quá trình chống thấm sàn mái. Dựa theo vật liệu sử dụng có thể chia ra các biện pháp chống thấm sàn mái như sau:
- Biện pháp chống thấm sàn mái bằng vật liệu hai thành phần ( Click tại đây tham khảo quy trình chống thấm bằng vật liệu hai thành phần)
- Biện pháp chống thấm sàn mái bằng vật liệu gốc bitum ( Click tại đây tham khảo quy trình chống thấm bằng vật liệu gốc bitum)
- Biện pháp chống thấm sàn mái bằng màng khò, màng tự dính( Click tại đây tham khảo quy trình chống thấm bằng vật liệu màng khò, màng tự dính)
- Biện pháp chống thấm sàn mái bằng vật liêu gốc polyurethan( Click tại đây tham khảo quy trình chống thấm bằng vật liệu gốc polyurethan)
Ngoài ra dựa vào công năng sử dụng có thể chia ra biện pháp chống thấm sàn mái lộ thiên và không lộ thiên…
Do nội dung bài viết có hạn, chúng tôi giới thiệu một trong các biện pháp chống thấm sàn mái trên – biên pháp chống thấm sàn mái bằng vật liệu gốc polyurethan, các biện pháp khác vui lòng tham khảo trong các bài viết khác hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin tại đây
Quy trình thi công chống thấm mái bằng vật liệu gốc polyurethan

Vật liệu sử dụng cho quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng vật liệu gốc polyurethan
- Sản phẩm chống thấm gốc polyurethan (catalogue đính kèm) hoặc các sản phẩm khác tương đương theo sự thống nhất giữa các bên liên quan.
- Phụ gia chống thấm và kết nối Sika LatexTH – hãng sản xuất Sika (catalogue đính kèm) hoặc các sản phẩm khác tương đương theo sự thống nhất giữa các bên liên quan.
- Lưới sợi thủy tinh.
Những lưu ý trong quá trình thi công chống thấm sàn mái bằng vật liệu gốc polyurethan
- Vữa vén chân bằng vữa xi măng mác 100 có trộn phụ gia Sika LatexTH. Vữa vén chân tường dày 10mm và được làm phằng bề mặt.
- Khi vén chân tường tiến hành bo góc giữa chân tường và nền, góc bo 45độ.
- Lưới thủy tinh phải được dán chắc vào bề mặt lớp vén chân. Dùng hồ xi măng có trộn phụ gia chống thấm Sika latex TH để dán lưới.
- Sản phẩm chống thấm được trộn bằng máy trộn theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất. Khi trộn vật liệu chống thấm ta không nên trộn nhiều cùng 1 lúc, làm đến đâu trộn đến đó.
- Do vật liệu chống thấm gốc Polyurethan yêu cầu độ ẩm thấp dưới 7% lên trước khi quét hoặc phun chống thấm yêu cầu bề mặt phải sạch và khô.
- Tiến hành quét hoặc phun lớp chống thấm. Sau khi quét hoặc phun xong lớp chống thấm thứ nhất phải đợi khô mới tiến hành quét hoặc phun lớp tiếp theo (thường 2-4 tiếng tùy vào thời tiết).
- Khi quét hoặc phun lớp chống thấm thì lớp sau quét hoặc phun vuông góc với lớp trước, quét hoặc phun phải đề tay và kín khít bề mặt cần chống thấm.
- Dọn dẹp vệ sinh ngay sau khi quét xong, đưa phế thải về nơi quy định
- Tuân thủ an toàn trong quá trình thi công