Chống thấm tầng hầm bằng phương pháp chống thấm ngược
Thi công chống thấm tầng hầm bằng biện pháp chống thấm thuận sử dụng các sản phẩm tạo màng gốc xi măng, gốc bitum, chống thấm Sika, Basf, Compernit….
1. Chuẩn bị bề mặt chống thấm
– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
– Kiểm tra và đục các đường nứt có rãnh rộng 1-2 cm, sâu 2 cm, các hốc, các chỗ bị lỗ rỗ… sẽ cần đục bỏ, đục sâu rộng.
– Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy hơi công nghiệp
2. Quy trình thi công chống thấm
– Dùng chống thấm Sika Latex hoặc Sika Latex TH và vữa đổ bù không co ngót để xử lý cho các lỗ rỗng, đường nứt…
– Xử lý quấn thanh cao su trương nở tại các cổ ống xuyên hầm sau đó đổ bù vữa không co.
Đợi lớp xử lý trên khô, ta tiến hành thi công chống thấm khò dán, quét hoặc phun theo quy trình cụ thể sau
2.1 Chống thấm bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh
– Bước 1: Quét lớp tạo dính: dàn đều và mỏng lớp tạo dính sao cho bao phủ toàn bộ bề mặt bê tông
– Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum:
- Sau khi lớp tạo dính khô, ta tiến hành bước tiếp theo
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng, bảo đảm bề mặt dán hoặc khò phải được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
- Làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas. Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
- Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
- Sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.